Rate this post

“Nhiều người có một đời sống gần như hoàn hảo, họ không hút thuốc, tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và tránh ánh nắng mặt trời nếu không xoa kem chống nắng. Thế nhưng lại phải chấp nhận một sự thật nghiệt ngã, rằng họ đã mắc phải căn bệnh kinh khủng này. Lý do vì sao?”

Cách đây vài năm, nhà toán học Cristian Tomasetti và nhà di truyền học ung thư Bert Vogelstein thuộc đại học Y khoa Johns Hopkins (Hoa Kỳ) công bố một nghiên cứu trên tờ Science, cho rằng phần lớn ung thư là do đột biến ngẫu nhiên và không thể tránh khỏi trong tế bào. Hay nói cách khác, ung thư là “Trời kêu ai người đó dạ”, không tránh khỏi. Kết quả nghiên cứu của hai ông đã bị phản đối kịch liệt khi được công bố. Thế nhưng, sau khi mở rộng nghiên cứu của mình, hồi tháng 3/2017, Tomasetti và Vogelstein cũng đi đến kết luận tương tự. Theo tính toán của họ, chỉ có 29% ung thư gây ra do những yếu tố môi trường như hút thuốc, ăn uống hay tiếp xúc với ánh nắng, 5% ung thư gây ra do đột biến gien có tính di truyền, và 66% ung thư còn lại do lỗi sao chép ADN ngẫu nhiên. Nếu thế, theo Tomasetti, ung thư thật khó tránh khỏi!

Tất nhiên kết quả nghiên cứu của hai ông chưa được chính thức công nhận.

Một luồng ý kiến khác lại cho rằng, bệnh Ung thư sinh ra phần lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài (điều kiện môi trường), chỉ có số ít là do yếu tố di truyền. Gs.Bs. Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, ung thư không phải là “trời kêu ai nấy dạ” như nhiều người vẫn quan niệm xưa nay. Hiện chúng ta đã xác định được nguyên nhân gây bệnh. Ung thư là một nhóm bệnh gồm trên 100 loại có chung vài đặc tính cơ bản quan trọng. Ung thư bắt nguồn từ nơi sâu thẳm của sự sống, DNA bị hư hại do phơi trải với một số tác nhân trong môi trường sống, ví dụ như khói thuốc lá, các virus, ánh nắng. Ung thư nào cũng do sự tăng trưởng quá đà, sinh sôi vô tổ chức của các tế bào bất thường. “Khoảng 80% là do những gì con người ăn uống, hít thở, cọ xát hoặc phơi trải. Khói thuốc lá gây ra 1/3 gánh nặng ung thư trên hành tinh. Thuốc lá là sát thủ cận kề êm ái mà hết sức tàn độc, không chỉ hại người nuốt khói mà cả những người hít ké”, Gs. Hùng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, một số virus, vi khuẩn gây 1/5 các ca ung thư của loài người. Chẳng hạn như viêm gan do virus HBV và HCV lâu ngày dẫn đến ung thư; các virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung và nhiều thứ khác. Ăn uống không lành mạnh kèm theo thiếu vận động và béo phì tạo ra 1/3 gánh nặng ung thư.”

Vì vậy cho dù có hai luồng ý kiến trái ngược nhau, nhưng có sự thật khác mà chúng ta phải chấp nhận:

  • Môi trường sống xung quanh ta ngày càng bị ô nhiễm.
  • Thực phẩm chúng ta ăn ngày càng bị ngậm nhiều hoá chất.
  • Các sản phẩm tiêu dùng chúng ta đang sử dụng hàng ngày, tỷ lệ có chứa chất gây ung thư khá cao.

Vì vậy mà mặc dù không thể tránh hoàn toàn rủi ro ung thư, nhưng với tỉ lệ 40% có thể phòng tránh thì ung thư không phải là căn bệnh trời kêu ai nấy dạ mà con người có thể chủ động tránh bớt rủi ro bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh.

1. Phòng ngừa bệnh ung thư như thế nào?

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cuộc chiến toàn cầu chống ung thư sẽ không thể mang lại hiệu quả nếu chỉ dựa vào điều trị. WHO cũng đã đưa ra 9 chương trình hành động với mục đích giảm 25% số ca chết vì ung thư vào năm 2025. Theo đó, mỗi người phải ý thức và thực hành các biện pháp phòng ngừa tốt, để không hiểu sai về ung thư, nhất là đối với người dân ở các nước chậm phát triển.

Gs. Nguyễn Sào Trung, chuyên gia hàng đầu về Ung thư tại Việt Nam cho rằng muốn phòng ngừa tốt, phải hiểu đúng về nguyên nhân ung thư. Nói một cách dễ hiểu, ung thư là bệnh di truyền, do đột biến gien, đột biến nhiễm sắc thể. Các đột biến này chủ yếu xuất hiện mới với một tỉ lệ nhất định được di truyền từ bố, mẹ. Các tế bào mang đột biến di truyền này có những đặc điểm sinh học bất thường như phân chia nhanh, phân chia liên tục, không còn biệt hóa bình thường, không chịu sự kiểm soát của các nội tiết tố và thần kinh. Các tế bào ung thư lúc này trở thành những kẻ vô dụng nhưng tiếp tục chiếm dụng nguồn dinh dưỡng của cơ thể nên chúng là kẻ ác của cơ thể… Đó là lý do mà nhiều nước phát triển đã bắt đầu coi xét nghiệm DNA như những xét nghiệm dự báo sớm để phòng ngừa ung thư.

Các đột biến di truyền chủ yếu do các tác nhân bất lợi của môi trường gây ra. Các nhà khoa học đã điểm mặt các yếu tố đó, như: khói thuốc lá, tia cực tím, ô nhiễm môi trường, béo phì, khẩu phần ăn không lành mạnh, một số virus (virus viêm gan HBV gây ung thư gan, virus HPV gây ung thư cổ tử cung), vi khuẩn H.pylozi gây ung thư dạ dày, nấm mốc, lạm dụng rượu bia, ít vận động cơ thể…

2. Các biện pháp ngừa ung thư

  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Tránh tiếp xúc quá nhiều dưới nắng, dùng kem chống nắng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Giảm ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà. Tránh tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm.
  • Tích cực hoạt động thể lực.
  • Cho con bú giúp giảm nguy cơ ung thư ở mẹ.
  • Hạn chế uống rượu, bia.
  • Cho trẻ tiêm vac-xin phòng viêm gan B và ung thư cổ tử cung.
  • Tham gia vào các chương trình sàng lọc ung thư được tổ chức tốt.

Việc phát hiện sớm các bệnh lý ung thư để có các biện pháp chữa trị phù hợp là rất quan trọng giúp cải thiện tiên lượng người bệnh. Tại Monaco Healthcare, chúng tôi đã đưa ra “Gói khám tầm soát ung thư toàn diện” có tính chính xác cao, phù hợp với nhiều đối tượng:

  1. Tầm soát ung thư Phổi
  2. Tầm soát ung thư Cổ tử cung
  3. Tầm soát ung thư Gan
  4. Tầm soát ung thư Đại trực tràng
  5. Tầm soát ung thư Vú

3. Thông tin gói khám tầm soát ung thư toàn diện

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ qua hộp thư (http://m.me/Monacohealthcarevn) Fanpage Monaco Healthcare hoặc Hotline: (028) 39 292 493 để được tư vấn thêm.

Monaco Healthcare